TRƯỜNG THCS NGỌC LONG

                           52 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

            Trường THCS  Ngọc Long trước đây là trường cấp II Tiến Thắng nằm ở khu trung tâm của xã, cách huyện lỵ Yên Mỹ khoảng 3 km.

           Trường được thành lập từ tháng 8 năm 1962. Lúc mới thành lập trường chỉ có 2 lớp 5 và phải học nhờ khu chùa Son thôn Dịch Trì. Thế hệ học sinh đầu tiên phần lớn đều nhiều tuổi với tổng số học sinh là 75 em. Các em học sinh học tại trường thuộc bốn xã:  Tiến Thắng ( Ngọc Long); Tiên Tiến( Giai Phạm); Nghĩa Hiệp và Tân Lập (gồm 2 thôn Thổ Cốc và Hào Xuyên ) cựng 4 giáo viên. Thầy Hiệu Trưởng đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của nhà trường là thầy Đinh Hữu Vu quê ở Nghệ An.

          Từ ngày thành lập trường đến na, do hoàn cảnh lịch sử, trường đã trải qua 3 thời kì dời địa điểm: chùa Dịch Trì, chùa Gầm Chi Long, nhà hầm Ngọc Tỉnh. Từ năm học 1965- 1966, học sinh học tại trường chỉ gồm con em xã Tiến Thắng. Nhà trường có được cơ ngơi như ngày hôm nay, thầy và trò đã trải qua những năm tháng đầy khó khăn và có sự góp sức của hàng trăm lượt thầy cô giáo, hàng nghìn học sinh qua các thế hệ cựng 12 thầy cô Hiệu trưởng:

    1. Thầy Đinh Hữu Vu                      7. Thầy Nguyễn Duy Luyện
    2. Thầy Nguyễn Kiền                      8.  Thầy Nguyễn Trần Tiễn
    3. Thầy Nguyễn Xuân Lê                9.  Thầy Nguyễn Nguỵ
    4. Cô Lương Hiền                           10. Thầy Đỗ Anh Nam
    5. Cô Nguyễn Thị Thục                  11.  Cô Vũ Thị Dũng
    6. Thầy Lê Khanh                           12.  Thầy Nguyễn Ngọc Thủy

      Giữa lúc miền Bắc đang hết mình chi viện cho miền Nam ruột thịt thì đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phỏ hoại miền Bắc. Thầy và trò nhà trường cũng hăng hái lên đường nhập ngũ trong đó có thầy Đỗ Văn Vụ, Trương Minh Đông. Thầy Trương Minh Đông đã hi sinh anh dũng ở chiến trường B. Nối tiếp truyền thống đó, những thế hệ học sinh của trường đó dời bút nghiên vui vẻ lên đường đánh Mĩ mang theo truyền thống quê hươn kiên cường. Những học sinh Tiến Thắng đã trở thành bất tử cho nền độc lập tự do thống nhất đất nước đó là các liệt sĩ:

  1. Nguyễn Văn Tỏ                           6. Phạm Văn Tiến
  2. Nguyễn Văn Bạ                           7. Nguyễn Văn Hóng
  3. Hoàng Văn Khả                           8.  Đinh Văn Mịch
  4. Đinh Văn Thuỷ                            9. Luyện Bá Khuynh...
  5. Nguyễn Văn Bình.

      Những năm tháng đó, phần lớn các thế hệ học sinh đều trưởng thành, một số giữ trọng trách quan trọng trong cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp,hay những thạc sĩ khoa học những sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang:

  • Ông Luyện Ngọc Sinh - Phó bí thư thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Yên Mỹ.
  • Ông Nguyễn Đình Thăng -  Nguyên trưởng phòng tài chính huyện.
  • Ông Luyện Ngọc Thanh - Bí thư Đảng uỷ xã.
  • Ông Phạm Văn Viết- Chủ tịch UBND xã.
  • Đại tá: Nguyễn Văn Tuồng.
  • Đại tá- Thạc sĩ : Nguyễn Mạnh Chinh.
  • Đại tá- kĩ sư : Luyện Công Khánh.

           Trong những ngày lịch sử hào hùng ấy, tập thể các thầy cô giáo mặc dù có nhiều sự thay đổi từ lãnh đạo trường đến các thầy cô giảng dạy, song họ đều là những tấm gương sáng khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

          Từ năm học 1964 đến 1967: ba năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến. Tổ tự nhiên hai năm liền đạt tổ lao động XHCN. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Kiền ba năm liền được công nhận là “chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh. Sau này thầy làm giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp I. Năm học 1966-1967, nhà trường vinh dự  được Sở Giáo dục Hưng Yên và Trường đại Học Sư phạm Hà Nội I chọn làm điểm mở chuyên đề: “ Môn Ngữ Văn phục vụ chủ nghĩa anh hùng cách mạng’’. Thầy Luyện Ngọc Thanh đạt giải nhất kỳ thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ Văn cấp tỉnh phục vụ cho chuyên đề thành công.

        Năm học 2001- 2002, được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân  quan tâm,  ngôi trường cao tầng phục vụ cho dạy và học đã khánh thành thực hiện bao ước mơ của các thế hệ, thầy và trò đã xua đi hình ảnh những lớp học tre, lá siêu vẹo  hay nhà cấp 4 tan hoang, bàn ghế của thầy và trò chỉ là những viên gạch xếp lại. Cả thầy và trò chỉ biết động viên  nhau vượt lên tất cả để bảo đảm năm học thắng lợi.

         Trong bề dày truyền thống, trường có nhiều giáo viên được tặng Huân, Huy chương kháng chiến chống Mỹ và Huy chương “ Vì sự nghiệp giáo dục”. Cùng với phong trào thi đua “dạy tốt” của thầy, học sinh của trường hưởng ứng phong trào “ học tốt”. Nhiều thế hệ học sinh đã đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có em Luyện Duy Thành và em Nguyễn Văn Sơn.

        Với các phong trào thi đua “ Hai Không”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” được sự ủng hộ của toàn xã hội và đặc biệt là sự nỗ lực của thầy và trò, nên nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến, chi bộ trong sạch vững mạnh .

      Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường luôn xác định vị trí, uy tín của trường chính là chất lượng dạy và học. Năm học 2013 - 2014 , trường THCS Ngọc Long vừa tròn 52 tuổi. Thầy và trò vui mừng phấn khởi, tự hào về quá trình trưởng thành và phát triển của trường trong suốt nửa thế kỉ qua. Được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo dục đào tạo Tỉnh Hưng Yên, Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ, Phòng Giáo dục đào tạo huyện cùng các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, nhà trường đó hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Xin trân trọng biết ơn các thế hệ thầy giáo và học sinh đã góp sức để nhà trường có bề dày truyền thống.

                Sau 52 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, nhân dân xó Ngọc Long cựng thầy và trũ trường THCS Ngọc Long đó khụng ngừng phấn đấu đạt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Ghi nhận kết quả và sự cố gắng nỗ lực đó, ngày 26 tháng 3 năm 2014, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 433/QĐ-CTUBND công nhận Trường THCS Ngọc Long huyện Yên Mỹ đạt chuẩn quốc gia.       

Ban giám hiệu Trường THCS Ngọc Long